CS Việt Nam phối hợp với PDI tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số”

Ngày 15-7, tại Hà Nội, CS Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển (PDI), thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số”.
Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Tài sản số phổ biến nhanh chóng đã mở ra các hoạt động kinh tế mới đồng thời đặt ra những vấn đề chưa từng có đối với các tiêu chuẩn, quy định thị trường tài chính, thuế và yêu cầu quản lý. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho biết, thời gian qua có thể nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của tài sản số, nhất là những tài sản dựa trên công nghệ. Điều này đang đặt ra những vấn đề mới chưa từng có đối với các tiêu chuẩn, quy định về tài sản, thị trường tài chính, thuế và yêu cầu quản lý dành cho các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia.
Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển phát biểu về hội thảo
Trước thực trạng trên, Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài sản số trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về tài sản số, tạo môi trường công bằng, minh bạch để khai thác các giá trị của tài số, từ đó có cơ chế khuyến khích phát triển sáng tạo, đổi mới công nghệ, tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để Việt Nam có cơ hội theo kịp các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Bà Phạm Hồng Hạnh, Vụ kinh tế-Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng Việt Nam cần có cơ chế thử nghiệm để kiểm soát và bảo đảm thận trọng trong công tác quản lý Nhà nước

 

Theo thông tin từ hội thảo, tài sản số được hình thành trên nền tảng công nghệ số, có một số đặc tính cơ bản như: Tồn tại dưới định dạng file kỹ thuật số trên môi trường điện tử, được hình thành thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, được xác thực thông qua mã hóa, được điều chỉnh bởi nguyên tắc đồng thuận.

Tài sản số tăng trưởng nhanh chóng thời gian gần đây, tuy nhiên hiện nay chưa có luật nào quy định cụ thể về tài sản số, vì vậy việc nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật để quản lý, kiểm soát rủi ro về tài sản số là cần thiết. Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu, khách mời đã thảo luận, đưa ra những ý kiến về thực trạng, những hạn chế trong việc quản lý tài sản số hiện nay, đồng thời đề xuất những giải pháp về chính sách để quản lý, giảm thiểu rủi ro về tài sản số.

Đọc thêm: Phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt: Thực trạng và giải pháp

Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Việc nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật để quản lý, kiểm soát rủi ro về tài sản số là cần thiết

 

Theo đó, để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản số được bảo vệ, cần khẩn trương, chủ động nghiên cứu, đưa ra một khái niệm phù hợp về “tài sản số” theo hướng công nhận đây là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự; đồng thời, thể chế hóa nội dung này trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại…

Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Các đại biểu tham dự hội thảo

 

Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Các thành viên của CS Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Tiến sĩ – Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số

 

Chi tiết tham khảo tại bài viết: 

https://baochinhphu.vn/hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-ve-quan-ly-tai-san-so-102230715095804259.htm

https://baodautu.vn/hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-ve-quan-ly-tai-san-so-d194063.html

Cùng với đó là tiếp tục quan tâm hoàn thiện các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tài sản số. Khi hành lang pháp lý đã được hoàn thiện, các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ và khai thác các tài sản trí tuệ trên môi trường điện tử một cách hiệu quả, minh bạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

en_USEnglish